Người có cơ địa khó giảm cân là do đâu?

Cơ địa có ảnh hưởng gì đến cân nặng? Có một số trường hợp giảm cân rồi nhưng sau một thời gian ngắn thì tăng cân lại và số cân nặng còn nhiều hơn trước. Vậy nguyên nhân là do đâu? Liệu có giải pháp giảm cân nào là tối ưu cho từng người?

119

Người có cơ địa khó giảm cân là những người có chỉ số cân nặng theo hướng tăng nhanh nhưng giảm chậm hoặc không giảm. Có một số trường hợp giảm cân rồi nhưng sau một thời gian ngắn thì tăng cân lại và số cân nặng còn nhiều hơn trước. Vậy nguyên nhân là do đâu? Liệu có giải pháp giảm cân nào là tối ưu cho từng người?

Mỗi cơ thể chúng ta xử lý tinh bột, chất béo và đạm theo cách riêng. Sự khác biệt này được quyết định bởi đặc điểm di truyền, hay nói khác đi, bởi gen của chúng ta. Vì vậy, một chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp với người này chưa chắc đã là chế độ tối ưu cho người khác. Sự thật quan trọng đằng sau của việc giảm cân và duy trì cân nặng chính gen di truyền quy định.

Ngày nay, các nhà khoa học đã hiểu nhiều hơn biểu hiện của gen làm thay đổi con đường chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Khi gen người được phân tích trình tự, chúng ta sẽ hiểu được những nguyên nhân di truyền dinh dưỡng của cơ thể về các bệnh và các bất thường trong cơ thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng.

Gen di truyền ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chuyển hóa của cơ thể

Xét nghiệm Gen dinh dưỡng

Giải pháp cho người cơ địa khó giảm cân

Như chúng ta đã biết, toàn bộ đặc điểm của cơ thể chúng ta kể cả sự chuyển hóa đều do gen quy định kết hợp với tác động của yếu tố môi trường. Do đó để có một giải pháp giảm cân tối ưu nhất dành riêng cho mình, thì chúng ta phải thật sự hiểu về gen của chính bản thân  từ đó kiểm soát được các chuyển hóa trong cơ thể, kết quả là bạn sẽ có một chiến dịch giảm cân khoa học và phù hợp nhất.

Xét nghiệm Gen dinh dưỡng là xét nghiệm ADN qua nước bọt của bạn,  phân tích tỉ mĩ ADN quy định dinh dưỡng của cơ thể. Dựa vào ADN, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giải quyết giúp bạn  lên thực đơn ăn uống lành mạnh, tập luyện phù hợp với nhu cầu cơ thể.

Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đời sống của con người cũng được nâng cao và vấn đề về sức khỏe luôn được quan tâm hàng đầu. Do đó, xu hướng xét nghiệm Gen dinh dưỡng khá được ưa chuộng tại các nước phát triển. Ở Việt Nam, hiện nay đã có dịch vụ xét nghiệm Gen dinh dưỡng tại các trung tâm xét nghiệm, phân tích chính xác các ADN về dinh dưỡng của bạn.

Kết quả phân tích ADN sẽ phản ánh chi tiết các đặc điểm di truyền về dinh dưỡng của bạn, từ đó  giúp bạn thiết lập riêng một chế độ dinh dưỡng và rèn luyện sức khỏe phù hợp.

1. Khó giảm cân

Các nghiên cứu cho thấy có một số biến thể xác định trên các gen liên quan đến béo phì, nhạy cảm với chất béo (FTO, PPARG), bệnh tiểu đường tuýp 2 (TCF7L2), ăn uống theo cảm xúc (CLOCK, SIRT1) và nghiện thực phẩm (DRD2) sẽ khó giảm cân hơn người không mang những biến thể này, dù có cùng chế độ ăn kiêng và tập luyện. Xét nghiệm gen dinh dưỡng sẽ cho bạn biết cơ thể bạn có sở hữu những gen này không? Và giải pháp nào hiệu quả để đối phó chuyện khó giảm cân ?

Cân nặng luôn là nỗi lo lắng của chị em phụ nữ

Giả sử, kết quả phân tích cho thấy bạn mang các biến thể gen liên quan đến béo phì, khó giảm cân. Đặc điểm di truyền này của bạn không thuận lợi cho việc giảm cân, vì vậy bạn nên cân nhắc ăn ít hơn 20% so với mức calo hạn chế được khuyến cáo bởi các công cụ như Mayo Clinic Healthy Weight Pyramid hoặc Tháp dinh dưỡng dành cho người Việt. Tuy nhiên, không nên nạp ít hơn 1200 calo mỗi ngày vì có thể khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, bạn cần kết hợp tập thể dục để giúp bạn giảm lượng mỡ trong cơ thể nhiều hơn, đặc biệt là mỡ sâu quanh bụng. Bạn nên tập luyện ít nhất 5 ngày và tối đa 7 ngày mỗi tuần, hoặc từ 200 phút đến 300 phút mỗi tuần sẽ cho kết quả tối ưu nhất.

2. Nguy cơ thừa cân

Những biến thể gen ảnh hưởng đến xu hướng tăng và giữ nguyên số cân nặng dư thừa là khá phổ biến. Một số người có xu hướng tăng cân khi tiêu thụ chất béo. Liên quan đến các gen FTO, FABP2 và PPARG . Còn các biến thể trên hai gen ADRB2 và ADRB3 hiện diện trong các tế bào mỡ thì liên quan đến việc tăng cân quá mức do tiêu thụ nhiều bột đường. Các biến thể ở gen MC4R có liên quan đến mức độ ăn vặt nhiều và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Cơ thể của bạn có đang sở hữu những gen này?

Một số gen quy định mức độ tiêu thụ chất béo của cơ thể

Dù các tính trạng liên quan đến thừa cân chịu tác động đáng kể của đặc điểm di truyền, tuy nhiên chế độ dinh dưỡng, thói quen và lối sống cũng có ảnh hưởng rất quan trọng. Nếu kết quả cho thấy bạn có nguy cơ thừa cân cao, bạn sẽ được khuyến nghị nên tạo thói quen ăn uống lành mạnh, giảm các thực phẩm giàu calo. Hãy tham gia các hoạt động thể chất với cường độ thích hợp; tránh ngồi một chỗ quá lâu để cân bằng lượng calo nạp vào và tiêu thụ.

3. Rối loạn cảm giác no

Ở những người có cảm giác no bình thường, não sẽ nhận được tín hiệu cho biết cơ thể đã có đủ lượng calo khi họ ăn đủ no. Tuy nhiên có những người mang một số biến thể trong gen FTO, LEPR và DNMT3B có thể ăn nhiều hơn mà không cảm thấy no. Một số biến thể gen liên quan đến rối loạn cảm giác no tác động đến việc tăng tiêu thụ thực phẩm ngọt và béo.

Rối loạn cảm giác no liên quan đến gen di truyền

Giả sử, kết quả xét nghiệm gen dinh dưỡng cho thấy bạn mang những biến thể gen liên quan rối loạn cảm giác no. Dựa vào phân tích ADN của bạn, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bạn thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ (từ thực vật, rau, các loại đậu) vào chế độ dinh dưỡng vì chúng làm tăng cảm giác no. Ngoài ra, bạn có thể thử nhiều cách như ngồi ăn, ăn chậm, nhai kỹ thức ăn, thêm nhiều protein và chất xơ vào chế độ ăn uống, giữa các bữa ăn có thể chọn các loại thực phẩm cần nhiều thời gian chế biến nhưng lại nghèo năng lượng như súp, rau củ không chứa tinh bột, thức uống lành mạnh và nước.

4. Thiếu hụt canxi

Canxi là khoáng chất hiện diện nhiều nhất trong cơ thể, và là thành phần chính của xương và răng, đóng vai trò trung tâm trong hoạt động của hệ thần kinh, cơ, mạch máu và quá trình tiết insulin. Nhu cầu canxi tăng sau 50 tuổi đối với nữ và sau 70 tuổi đối với nam. Thiếu canxi lâu dài có thể dẫn đến loãng xương. Việc đáp ứng đủ lượng canxi hàng ngày sẽ có lợi cho sức khỏe lâu dài như giảm nguy cơ loãng xương, điều hoà huyết áp, giảm khả năng mắc một số loại ung thư. Có một số người trong chúng ta mang những biến thể gen gây thiếu hụt canxi, nếu không biết điều này cơ thể sẽ dễ gặp nhiều vấn đề về bệnh.

Thiếu hụt Canxi gây ra nhiều bệnh về xương

Ví dụ, thông qua xét nghiệm gen, cho thấy bạn mang những nguy cơ gây thiếu hụt canxi cao. Biết được điều này, bạn cần phải tăng bổ sung canxi cần thiết từ thực phẩm. Những loại thực phẩm giàu canxi bao gồm: thực phẩm bổ sung canxi (đồ uống, ngũ cốc, …), sản phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, phô-mai, …), rau lá xanh, cá hồi, các loại đậu. Bên cạnh đó,  để hấp thụ được canxi, cơ thể bạn cần có đủ lượng vitamin D.

5. Thiếu hụt vitamin A

Vitamin A là thành phần chủ chốt cho hoạt động ổn định của hệ miễn dịch, hệ sinh sản, thị giác, sự chắc khoẻ của xương và răng, tạo hồng cầu, khôi phục mô bị tổn thương và giúp da khỏe mạnh. Có hai dạng vitamin A, retinoid là dạng có hoạt tính sinh học và carotenoid là dạng tiền vitamin A cần được chuyển thành retinoid thì cơ thể mới sử dụng được. Carotenoid đến từ thực vật, trong khi retinoid hiện diện trong động vật. Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều biến thể trong một số gen liên quan đến chu trình chuyển hóa carotenoid thành retinoid, làm tăng sự phân huỷ hoặc làm giảm sự hấp thụ gây ảnh hưởng đến lượng retinoid của cơ thể.

Thực phẩm là nguồn cung cấp vitamin A cho cơ thể

Nếu đặc điểm di truyền khiến bạn có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin A. Bạn cần phải xây dựng một chế độ ăn giàu retinoid như gan động vật, lòng đỏ trứng, bơ và kem sữa béo, đặc biệt là các nguồn thực phẩm từ thực vật giàu tiền vitamin A. Nếu bạn là phụ nữ đang mang thai hay cho con bú, người ăn chay hoặc thuần chay, bạn có nguy cơ cao thiếu hụt retinol, và nên đảm bảo tiêu thụ đủ lượng vitamin này hàng ngày.

6. Thiếu hụt choline

Choline là nguồn cung cấp methyl và tham gia vào nhiều quá trình chính như phản ứng methyl hóa, vận chuyển lipid, duy trì tính toàn vẹn cấu trúc của màng tế bào, tín hiệu thần kinh và chuyển hóa. Gan và cơ bắp là cơ quan chính cho chuyển hóa nhóm methyl, thiếu choline sẽ gây hại cho cơ và lắng đọng chất béo bất thường trong gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Choline có thể được tạo ra trong cơ thể với số lượng nhỏ nhưng phần lớn phải được nạp vào qua chế độ ăn uống để có sức khỏe tối ưu. Vận động viên sức bền và người tập thể hình có thể có nguy cơ thiếu choline cao hơn. Những người uống nhiều rượu dễ làm choline ở mức thấp hơn. Các nghiên cứu khuyến nghị nên tăng lượng nạp choline vào trong khi mang thai và cho con bú. Vậy làm thế nào để biết cơ thể bạn có bị thiếu hụt choline hay không?

Choline là thành phần dinh dưỡng quan trọng cho phụ nữa mang thai

Giả sử, kết quả phân tích ADN cho thấy bạn mắc nguy cơ thiếu hụt choline cao. Do đó bạn nên xem xét tăng hàm lượng choline nạp vào cơ thể. Cần bổ sung các nguồn thực phẩm sau đây rất giàu choline: gan gà và gà tây, trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành, các cây họ đậu, ngũ cốc bổ sung choline, một số loại trái cây và rau quả như trái bơ, củ hành, rau bina, cải bi xen và bông cải xanh. Nếu bạn là vận động viên sức bền (chạy marathon, …), đang luyện tập thể hình, hoặc uống nhiều rượu, bạn sẽ cần nhiều choline hơn mức bình thường.

7. Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12 là nhân tố thiết yếu cho sự hoạt động của não, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và sự hình thành hồng cầu. Nó có liên quan đến việc tổng hợp ADN, acid béo và chuyển hóa các amino acid. Vitamin B12 chỉ có thể được tạo ra bởi vi khuẩn và chúng thường được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Chỉ cần một sự mất cân bằng nhỏ trong lượng vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, viêm dạ dày và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy tác động có hại nào của việc tiêu thụ một lượng lớn vitamin B12 từ thức ăn hoặc thực phẩm chức năng ở người khỏe mạnh. Các biến thể gen ở trong nhiều gen, ví dụ như FUT2, MTHFR, MTRR, TCN2 có liên quan đến lượng vitamin B12.

Thiếu hụt vitamin B12 gây đau đầu mệt mỏi.

Ví dụ, kết quả xét nghiệm gen của bạn cho thấy bạn mang các biến thể gen gây thiếu hụt vitamin B12 ở mức nguy cơ cao. Bạn sẽ được khuyến nghị về lượng vitamin B12 nên tiêu thụ hằng ngày: 2.4 microgram cho người từ 14 tuổi trở lên, 2.6 microgram cho phụ nữ có thai và 2.8 microgram cho phụ nữ đang cho con bú. Những thực phẩm cung cấp vitamin B12 tốt nhất: gan, thịt đỏ, cá và các loại động vật có vỏ (tôm, cua, sò), sữa và sản phẩm từ sữa, đậu nành, hạt điều, các sản phẩm, thức uống làm từ gạo, ngũ cốc, sản phẩm lên men từ nấm men và trứng.  Bởi vì Vitamin B12 chủ yếu được tìm thấy ở các thức ăn từ động vật, những người ăn chay có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin B12.

Một chế độ dinh dưỡng hiệu quả sau xét nghiệm Gen

Xét nghiệm Gen dinh dưỡng, sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí và thời gian cho liệu trình giảm cân – duy trì vóc dáng của mình, giải quyết được nổi lo cân nặng, phòng tránh được những bệnh liên quan về dinh dưỡng.  dễ dàng có được chế độ dinh dưỡng tuyệt vời khi bạn thấu hiểu về những đặc điểm di truyền của chính mình.

Từ đây các bạn có cơ địa khó giảm cân không còn lo lắng quá nhiều vì đã có thể  hiểu rõ cơ địa của chính mình thông qua xét nghiệm Gen di truyền, nhờ đó lập được chế độ  dinh dưỡng tuyệt vời, định hướng được lối sống để duy trì sức khỏe và vóc dáng của mình.

Tổng hợp