Tiểu đường thai kì – Những điều mẹ bầu cần biết

Đăng ngày 05/01/2024

Tiểu đường thai kì của thai phụ bị chẩn đoán là mắc bệnh khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Thai phụ bị chẩn đoán là mắc bệnh khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc giảm tác động của insulin lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin.

Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Nhưng glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin. Trong thời kỳ mang thai, vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên nhu cầu đường của cơ thể thai phụ tăng cao và thực tế không phải thai phụ nào cũng có thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng, gây ra hiện tượng tích lũy glucose trong máu và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này có thể gây ra một số tác động xấu đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Do đó, ở những thai phụ bị mắc rối loạn này, insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu và dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số đường huyết trong tiểu đường thai kỳ

Viện Y tế Quốc gia về Chất lượng điều trị, Vương quốc Anh (NICE) khuyến nghị giới hạn chỉ số đường huyết nằm ở mức bình thường như sau:

Nếu chỉ số đường huyết của bạn không nằm trong mức bình thường so với bảng ở trên, nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường thai kỳ. Người bị đái tháo đường có mức đường huyết thấp hơn 4mmol/L được xem là hạ đường huyết. Lúc này, bệnh nhân cần được sơ cứu kịp thời.

Biểu hiện

Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra âm thầm, chỉ khi làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ mới phát hiện được. Một vài dấu hiệu tiểu đường thai kỳ chung ở các thai phụ mắc căn bệnh này là:

  • Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều so với các thai phụ khác.
  • Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương sẽ rất lâu lành.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các kem/thuốc trị nấm thông thường không hết.
  • Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Những ai nào dễ mắc tiểu đường thai kì

Nhóm có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ bao gồm những thai phụ có yếu tố sau đây:

  • Mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
  • Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Tiền sử mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

Chế độ ăn cho thai phụ bị tiểu đường mang thai

Việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp vận động hợp lý khi mang thai giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mà không phải dùng đến thuốc.

Thay đổi chế độ ăn uống

“Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì” là câu hỏi của hầu hết các thai phụ gặp phải tình trạng này. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp và cách cân bằng lượng tinh bột, chất béo và protein trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các chuyên gia thường khuyến khích phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên duy trì những thói quen ăn uống sau:

  • Ăn sáng đầy đủ
  • Tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột
  • Kiêng uống nước ép trái cây
  • Hạn chế thức ăn tinh chế như cơm, bánh mì …
  • Nên ăn các loại thực phẩm ít chất béo hoặc có chứa crôm như rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà …

Kiểm soát bữa ăn

Nguyên tắc là thai phụ không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ, không bao giờ được bỏ bữa. Bỏ bữa chính (hoặc bữa ăn vặt) có thể dẫn đến hạ đường huyết, dẫn đến tình trạng run rẩy, nhức đầu và có thể có hại cho thai nhi.

Kiểm soát cân nặng

Cân nặng tăng cao quá mức có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao, cần chú ý nhiều hơn đến tốc độ và tỷ lệ tăng cân. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây hiệu ứng kháng insulin.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Việc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Đối với thai phụ, các ảnh hưởng bao gồm tăng nguy cơ sẩy thai, mắc tiền sản giật, nhiễm trùng, băng huyết sau sinh, có nguy cơ phải mổ bắt con do thai to…

Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gây tử vong hoặc bị dị tật, chậm phát triển, thai to dễ bị sang chấn như gãy xương đòn, trật khớp vai, dễ suy hô hấp, giảm sự trưởng thành của phổi, hạ đường huyết khi sinh do nồng độ insulin cao, bị vàng da và mắt….

Bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Như đã nói ở trên, thai phụ bị đường thai kỳ có nguy cơ khiến thai to làm gia tăng khả năng phải sinh mổ. Con của các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sinh ra thường rất nặng cân, có bé trên 4kg.

Nếu chế độ ăn uống được kiểm soát tốt, thai nhi phát triển bình thường sẽ không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Thực tế là việc sinh mổ hay sinh thường (sinh ngả âm đạo) phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bác sĩ có thể dự đoán được trong thai kỳ. Việc sinh mổ không hẳn là xấu vì trong một số trường hợp, sinh mổ giúp mẹ con thai phụ an toàn hơn.

Bị tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?

Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm xem nồng độ đường cao hay thấp mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Ví dụ thai phụ vẫn có thể uống sữa bầu thông dụng hay loại sữa dành riêng cho bà bầu bị đái tháo đường với hàm lượng carbonhydrat thấp và không chứa đường.

Quá trình xét nghiệm đường huyết cho thai phụ

Xét nghiệm đường huyết bằng cách test dung nạp glucose và tiểu đường thai kỳ giữa tuần 25 – 28. Thông thường, trước khi làm xét nghiệm, kĩ thuật viên sẽ  cho thai phụ uống một loại đồ uống có đường nhưng không có ga. Khoảng 1 giờ sau khi uống, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu không gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Kết quả xét nghiệm sẽ có trong vòng 1 – 2 ngày sau.

  • Nếu kết quả cho thấy lượng đường trong máu từ 140 miligam glucose/1 decilit huyết tương (mg/dL), bạn sẽ được thử nghiệm dung nạp glucose.

Nghiệm pháp dung nạp glucose là đo đường huyết sau 2 giờ uống 75g đường glucose. Nếu kết quả cho biết nồng độ đường cao, bạn sẽ được bác sĩ theo dõi cẩn thận. Trường hợp nồng độ đường quá cao, việc tiêm insulin là cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *